Mezzanine và kệ mazzanine

(Mezzanine) Tầng lửng hay còn gọi đơn giản là lửng là một tầng trong kiến trúc của một tòa nhà hoặc một ngôi nhà. Đó là một tầng trung gian giữa các tầng của một tòa nhà chính và do đó thường không tính trong số các tầng tổng thể của một tòa nhà. Thông thường, tầng lửng là trần thấp và nằm ở tầng một (tầng dưới cùng). Thuật ngữ tầng lửng bắt nguồn từ tiếng Ý là "mezzano".

Thiết kế tầng lửng là một trong những cách để tăng diện tích sử dụng theo chiều cao. Việc làm này rất thích hợp với những căn nhà có diện tích hẹp hoặc nằm trong khu vực bị khống chế chiều cao. Nhưng ngay cả với những ngôi nhà lớn, cũng có thể thiết kế tầng lửng để tạo ra không gian đẹp và thoáng. Những ngôi nhà có được thiết kế tầng lửng này thường được gọi một cách ngắn gọn là nhà gác lửng.

Trong các kho hàng mô hình sử dụng tầng lửng cũng rất phổ biến và trong số các mẫu kệ kho hàng cũng được thiết kế dạng tầng lửng để có thể tối ưu được không gian lưu trữ hàng hóa trong kho hàng.

Kệ tầng lửng Mezzanine là gì

Kệ sàn Mezzanine là gì ? Kệ sàn Mezzanine hay còn gọi đơn giản là tầng gác lửng là kệ một tầng trong các nhà kho, văn phòng, xưởng sản xuất. Là một tầng trung gian thường được bố trí lắp đặt ở tầng dưới cùng để lưu trữ hàng hóa, làm văn phòng làm việc.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của kệ sàn mezzanine

Cấu tạo kệ sàn mezzanine

  • Chân trụ làm bằng thép hộp Omega dập lỗ

  • Thanh Beam và thanh Support đỡ sàn và hàng hóa

  • Mặt sàn để hàng làm bằng tôn, sắt,… có độ dày cao

  • Cầu thang lên xuống giữa các tầng, lan can tầng lửng

  • Các thanh giằng gia cố giúp cho kệ sàn Mezzanine trở nên chắc chắn hơn.

Nguyên lý hoạt động của kệ sàn mezzanine

Hệ thống sàn mezzanine có kết cấu hệ thống kệt hợp giữa sàn kho với mặt sàn lót ván với các tầng lưu trữ khác nhau. Các mặt sàn sẽ được lắp đặt các thành lan can xung quanh hoặc các tường lưới, để khi lưu trữ hàng hóa sẽ đảm bảo độ an toàn cho cả người và hàng hóa. Hàng hóa được đặt trực tiếp lên các sàn lót chứ không sử dụng các tấm pallet như các loại kệ hay giá đỡ thông thường.

Chân trụ và khung kệ được thiết kế an toàn, đáp ứng đủ tiêu chuẩn, chịu được tải cao, chịu được các va đập mạnh. Hệ thống sàn chia thành 2 hệ thống nhỏ là hệ thống dầm chính và hệ thống dầm phụ lắp khít các thanh giằng kết hợp với các chân trụ để tăng độ chịu lực cho toàn bộ hệ thống. Phần chân trụ được bắt vít chặt xuống mặt sàn để khi bị tác độn rung lắc không ảnh hưởng đến hàng hóa. Mặt sàn được lót ván ép và sơn chống trượt cho quá trình xếp hàng và vận chuyển được đảm bảo.

Đối với hệ thống kệ sàn mezzanine, người dùng có thể sử dụng cầu thang bộ hoặc hệ thống xe nâng, vận thang để tiện xếp dỡ hàng hóa và di chuyển chúng giữa các tầng hàng. Phù hợp với các kho chứa, nhà chứa có mật độ hàng hóa lớn nhưng bị hạn chế về không gian.

Ưu điểm và nhược điểm của kệ sàn mezzanine

Ưu điểm của kệ sàn mezzanine:

  • Diện tích nhà kho được tăng thêm từ 2-3 lần, tối đa hóa diện tích không gian đặc biệt là chiều cao của không gian.

  • Chi phí cho mỗi kệ sàn sẽ thấp hơn, không cần đầu tư thêm kho mới hoặc mở rộng kho.

  • Sàn có kết cấu đơn giản, dễ dàng tháo lắp, có thể tháo rời và di chuyển tái sử dụng cho một mặt bằng khác

  • Chứa được đa dạng cách khác nhau trên sàn: chứa trực tiếp trên mặt hàng, kết hợp với các loại kệ chứa khác.

  • Kệ chịu được tải trọng lớn, vượt trội hơn nhiều so với các loại kệ trung tải hoặc kệ có tải trọng nặng.

  • Có thể lắp đặt nhiều mặt sàn theo nhu cầu sử dụng, sắp xếp theo từng tải trọng theo khu vực và loại hàng hóa theo nhu cầu.

  • Tạo không gian thoáng mát, diện tích dư có thể tận dụng làm văn phòng, nhà ở,…

Nhược điểm kệ sàn Mezzanine:

Bên cạnh những ưu điểm vừa được kể trên của kệ sàn mezzanine thì chúng vẫn còn những nhược điểm đi kèm. Vậy nhược điểm của kệ sàn mezzanine là gì?

  • Ban đầu khi sử dụng bạn sẽ phải đầu tư một lần khoản đầu tư lớn. Tuy nhiên chúng được sử dụng lâu dài và có thể tái chế. Nên tính đường về lâu về dài thì cũng không gọi là tốn kém.

  • Khi bạn muốn hệ thống sàn được kết hợp nhiều tầng thì phải đầu tư sàn thép và hệ thống rào chắn. Để an toàn hơn khi sử dụng.

  • Chúng có thể giúp bạn tối ưu không gian nhà kho được rất nhiều, tuy nhiên độ cao vừa phải vẫn nên là 10m đổ lại.

Kệ kho hàng Onetech vừa giới thiệu đến các bạn về khái niệm Mezzanine và Kệ kho hàng Mezzanine. Hy vọng qua bài viết này khách hàng có nhiều thông tin hơn để có thể lựa chọn loại kệ chứa hàng trong kho phù hợp nhất với nhu cầu cũng như chi phí đầu tư. Onetech luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn miễn phí cho khách hàng muốn tìm hiểu về kệ Mezzanine hoặc các loại kệ kho hàng khác